Trải nghiệm trong Gardens Between diễn ra giữa ba góc nhìn khác nhau. Một góc nhìn của nhân vật chính Arina là tìm và thắp sáng cái đèn lồng với mục tiêu đưa nó lên thắp cái bệ ở trên cao của hòn đảo. Trong khi đó, dưới góc nhìn của Frendt thì người chơi sẽ giải quyết các mối cản trở nhiệm vụ chính của Arina. Và cuối cùng, dưới góc nhìn của người chơi thì bạn có thể thấy được tất cả mọi thứ từ góc nhìn của hai nhân vật, đồng thời tận dụng điều đó để hỗ trợ Frendt và giúp Arina vượt qua mọi chướng ngại, hoàn thành nhiệm vụ thắp sáng với chiếc đèn lồng.
Hay nói một cách khác, người chơi sẽ thường xuyên tua đi tua lại những dòng thời gian đứt đoạn để tìm ra nguyên nhân của một sự việc, tìm cách giải quyết sự việc đó dựa trên tất cả những gì mà bạn thấy được. Và đó vốn không phải là một điều dễ dàng khi bạn phải theo dõi nhiều dòng thời gian khác nhau để tìm ra những “giao điểm” giữa các sự kiện này, đầu mối quan trọng để có thể giúp Arina hoàn thành mục tiêu “đốt đèn” trong mỗi màn chơi. Thậm chí đây cũng hoàn toàn trái với cách mà bộ não của con người nhìn nhận một sự việc, chính vì thế mà trải nghiệm ban đầu khiến tôi cảm thấy rất rối và khó chịu.
Xem thêm:
http://sieubet888.ni-moe.com/sieu-bai/omawari-review-switch
Tuy nhiên, càng về sau thì cảm giác trải nghiệm khá hơn rất nhiều khi bạn quen dần, và đó cũng là lúc Gardens Between đưa vào nhiều chướng ngại vật và những góc nhìn lộn xộn hơn, với mục tiêu làm rối loạn góc nhìn của người chơi hơn. Chẳng hạn như những màn chơi ban đầu sẽ có phân đoạn mà Arina phải thu thập viên ngọc phát sáng để thắp đèn, nhưng khi di chuyển qua một “vật thể lạ” có hình thù như lỗ đen vũ trụ thì viên ngọc phát sáng bị “nuốt chửng mất”. Khi đó, người chơi sẽ phải tìm cách xoay chuyển dòng thời gian để tránh điều này xảy ra. Hay những màn chơi về sau sẽ có thêm sự xuất hiện của một nhân vật hình khối mà bạn phải tận dụng điểm dừng thời gian để đưa viên ngọc phát sáng lên tới đích cuối.
Cái khó của những câu đố dạng như vậy là khi bạn không thể nhìn thấy được “điểm giao” của những sự việc trong dòng thời gian khác nhau đó. Hay tệ hơn là không thể hình dung được mối quan hệ nhân quả của chúng diễn ra như thế nào, để chọn một điểm dừng thời gian hoàn hảo cho tất cả các sự kiện. Thật sự, Gardens Between khiến tôi cảm thấy rất khó giải thích rõ ràng cách thức vận hành của những câu đố trong trò chơi. Nó đòi hỏi ở người chơi khả năng quan sát và tưởng tượng để xác định đúng về những mối quan hệ nhân quả, theo cách mà bộ não con người không “nhìn thấy” được mà chỉ có thể cảm nhận được.
Xem thêm:
http://betpoker888.no-mania.com/bai-online/omawari-review-switch
Một điều cũng ấn tượng không kém chính là nền đồ họa và những vật xuất hiện trong Gardens Between. Bạn có thể nhận ra rất nhiều vật dụng khá quen thuộc của thời điểm những năm 1990, tất cả đều gợi cho tôi cảm giác hoài cổ ngày xưa cũ. Chẳng hạn như một chiếc máy tính cầm tay cộng trừ nhân chia đơn giản mà thời đi học cấp 2 hay cấp 3 ai ai cũng từng một lần dùng tới, hay chiếc tivi màu màn hình lồi mà ngày xưa nhà nào cũng từng ao ước có được một cái, rồi đến cả chiếc máy nghe đài radio kiêm băng cassette với hình dạng giống như những chiếc máy nghe nhạc Sony Walkman nổi tiếng một thời. Đó là những vật kỷ niệm đã đi vào lòng rất nhiều những người chơi sinh ra vào những năm 70 hoặc 80, mà có lẽ ai ai cũng vẫn còn nhớ như in.
Đây cũng là cách mà trò chơi lồng ghép giữa những màn giải đố “hack não” với một câu chuyện kể nhẹ nhàng mà nhiều cảm xúc. Tôi nghĩ bất kỳ ai trong số những người chơi cũng từng bắt gặp hình ảnh chính mình trong góc nhìn của Arina hoặc Frendt ít nhất một lần. Cả tôi cũng thế nên cái cảm giác khi hoàn thành game nó vừa mang đến một cảm giác vừa lạ lẫm vừa quen. Lạ là khi bạn bần thần nhớ lại một khoảnh khắc trong cuộc đời bạn, cũng giống hệt như câu chuyện kể trong Gardens Between mà cứ ngỡ đã quên từ lâu lắm rồi. Quen là dù khoảnh khắc đó là một câu chuyện từ rất lâu rồi, nhưng giờ đây trải nghiệm game lại khiến kỷ niệm và cảm xúc quay lại cứ như nó chỉ mới xảy ra ngày hôm qua vậy.
Trang chủ:
https://go88.blog