Yomawari: The Long Night Collection mang đến một trải nghiệm rất đúng giống như ông bà ta hay nói là đừng “nhìn mặt mà bắt hình dong”. Đằng sau sự dễ thương của các nhân vật và đồ họa thì trò chơi mang đến một trải nghiệm kinh dị sinh tồn với rất nhiều sinh vật kỳ lạ hay thậm chí là kỳ cục. Nhưng đằng sau những kẻ thù kỳ lạ hay thậm chí xấu xí, cục mịch, có khi là cả một câu chuyện thú vị nào đó chứ không xấu xa như những gì bạn thấy. Chưa kể, cả hai trò chơi còn lồng ghép rất nhiều nhiệm vụ phụ bằng các câu chuyện dựa trên truyền thuyết dân gian của Nhật Bản rất thú vị, chẳng hạn như câu chuyện về cô nữ sinh Hanako vào thời Thế chiến thứ hai.
Nếu yêu thích thể loại kinh dị sinh tồn và sở hữu Nintendo Switch, thì đây là một bộ sưu tầm mà bạn không nên bỏ qua. So với nhiều tựa game khác khá lu mờ về sự đa dạng của các kẻ thù mà người chơi phải đối đầu thì Yomawari: The Long Night Collection ngược lại. Nếu tính cả hai phần chơi gộp lại thì trò chơi có một lượng kẻ thù hết sức đồ sộ và mỗi linh hồn hay con ma đều có cách tiếp cận khác nhau khá thú vị, giúp người chơi hiểu biết thêm về một văn hóa tâm linh và truyền thuyết của đất nước Nhật Bản. Cũng như bao tựa game kinh dị sinh tồn khác, “tránh voi chẳng xấu mặt nào” chính là cách duy nhất khi đối mặt với kẻ thù.
Xem thêm:
http://betpoker888.mangadou.net/top-bai/this-war-of-mine
Phổ biến nhất là bạn cho nhân vật núp trong bụi cây hoặc các biển hiệu lớn như hướng dẫn ban đầu của trò chơi. Trong một số trường hợp, khi kẻ thù đứng chắn một lối vào nào đó đang cần tiếp cận, người chơi cũng có thể đánh lạc hướng chúng bằng cách ném một hòn đá hoặc chiếc máy bay giấy. Bên cạnh rất nhiều yếu tố gameplay được tái sử dụng lại từ Yomawari: Night Alone, bản thân phần chơi Yomawari: Midnight Shadows cũng có thêm một số cải tiến mới. Chẳng hạn như kẻ thù có thể tụ hội với nhau ở những lối ra vào, buộc người chơi phải kết hợp hoàn hảo giữa lối chơi hành động lén lút và ném vật phẩm đúng thời điểm để vượt qua.
Những phân đoạn này mang đến ít nhiều cảm giác ức chế trong trải nghiệm, nhưng nó cũng thật sự khá thỏa mãn nếu bạn thực hiện kế hoạch hoàn mỹ. Mặt khác, phần chơi này cũng hướng đến yếu tố giải đố nhiều hơn so với phần đầu của series, các trận đánh boss cũng là một câu đố bí ẩn, đòi hỏi bạn phải thử và sai nhiều lần để tìm ra phương pháp tấn công đúng nhất so với phần đầu của trò chơi. Tất nhiên, vì là một bộ tuyển tập game nên Yomawari: The Long Night Collection cũng không tránh khỏi những vấn đề cố hữu từ tựa game gốc.
Xem thêm:
http://betbai888.mangalog.com/danh-bai/this-war-of-mine
Một trong những vấn đề gây bực bội nhất trong trải nghiệm Yomawari: Night Alone là việc nhặt các vật phẩm trong game đòi hỏi vị trí chính xác ở cấp độ pixel, nhiều khi cực kỳ ức chế trong những tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”. Rất may là Yomawari: Midnight Shadows đã khắc phục vấn đề này. Tuy nhiên, với độ khó cao do chủ yếu dựa trên lối trải nghiệm thử và sai với tiết tấu nhanh chậm bất thường, nên cả hai tựa game có thể sẽ là một rào cản với những người chơi thích “đánh nhanh, rút gọn” và không có nhiều kiên nhẫn.
Bù lại, trò chơi có phong cách đồ họa đặc trưng hết sức ấn tượng, với giao diện được thiết kế cực kỳ đáng yêu sử dụng những hình vẽ ngộ nghĩnh như từ nét vẽ của một đứa trẻ. Thú vị hơn là cả hai tựa game đều có sự vận dụng âm thanh tiếng động rất tuyệt vời, giúp tăng thêm sự căng thẳng trong trải nghiệm. Từ tiếng rầm rầm của sàn nhà hay tiếng sột soạt của những bụi cây trong khu rừng, rồi đến cả những tiếng gào của những con sinh vật có hình thù kỳ quái, tất cả đều góp phần làm tăng căng thẳng trong trải nghiệm lên rất nhiều, có thể khiến bạn giật mình đánh rơi cả máy Nintendo Switch khi đang trải nghiệm.
Trang chủ:
https://go88.blog