Những tựa game trong hai bộ Namco Museum Archives này được trải nghiệm thông qua trình giả lập tích hợp. Về mặt hiệu năng, bạn không cần phải lo lắng dù là trải nghiệm 4K trên PS4 Pro hay chế độ handheld của Nintendo Switch. Tất cả các tựa game đều mượt mà và gợi nhiều cảm giác hoài cổ ngày xưa. Đơn cử như Dig Dug trong Volume 1 sẽ dừng nhạc mỗi khi nhân vật chính ngừng di chuyển và tiếp tục phát khi bạn điều khiển di chuyển. Người chơi cũng có các lựa chọn về tỷ lệ khung hình 4:3 nguyên bản hay kéo dài thành 16:9 dù là trên nền tảng nào. Tỷ lệ hình wide này hiển thị cũng không tệ như tôi hình dung.
Tuy nhiên, xa lạ không có nghĩa là không hấp dẫn. Splatterhouse: Wanpaku Graffiti trong Namco Museum Archives Volume 1 chẳng hạn. Tựa game này giống như một phiên bản trào phúng của game Splatterhouse ngày xưa, với phong cách đồ họa có chút hơi hướng anime của thập niên 80. Đây là lần đầu tiên tựa game này được chuyển ngữ chính thức tiếng Anh. Trước đây, bạn chỉ có thể trải nghiệm tiếng Anh thông qua các bản fanmade mà thôi. Tựa game này để lại nhiều dấu ấn thú vị về thiết kế gameplay, yếu tố hài hước của văn hóa đại chúng nếu như bạn “cảm” được nó. Trải nghiệm game không dễ chút nào đâu.
Đi kèm với đó là các tính năng thường thấy trong bất kỳ bộ sưu tầm game cổ nào như save state, chọn hình nền và “quay ngược thời gian” (rewind). Tuy nhiên, những tính năng này chỉ ở mức cơ bản, nhất là rewind chỉ cho phép quay ngược khoảng 1 phút nên khá vô dụng trong nhiều tựa game. Một vấn đề mà tôi nhận thấy nhưng không có điều kiện để xác thực là dường như có độ trễ điều khiển, ít nhất là với game Pac-Man trong Namco Museum Archives Volume 1 mà tôi chơi nhiều nhất để lấy trophy bạc trên PlayStation 4. Nhân vật Pac-Man luôn không chuyển hướng ngay khi bấm nút d-pad hay sử dụng cần analog trên tay cầm DualShock 4.
Nếu từng chơi tựa game kinh điển Pac-Man, bạn sẽ biết độ trễ này ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm game như thế nào. So sánh với trò chơi tương tự là Pac-Man Championship Edition lại không hề có tình trạng độ trễ điều khiển nói trên. Nhân vật chuyển hướng ngay lập tức mỗi khi người chơi bấm nút và tôi không phát hiện bất kỳ độ trễ nào hoặc quá nhỏ để có thể nhận ra sự khác biệt. Ngay cả khi nhịp độ của trò chơi tăng dần về sau do thiết kế gameplay đặc trưng, tôi hoàn toàn không gặp trở ngại nào trong trải nghiệm với “người anh em thiện lành” của Pac-Man.
Một điểm trừ không nhỏ của hai bộ Namco Museum Archives là phần trình bày với thiết kế khá đơn giản. Tuy nhiên, vấn đề khiến tôi cảm thấy thất vọng nhất là mang tiếng là “viện bảo tàng”, nhưng cả hai Volume đều không có những “tài liệu tối mật” như artwork hay bản số hóa của sách hướng dẫn sử dụng như SNK 40th Anniversary Collection,
go88 rút tiền . Bạn nào từng sở hữu băng NES gốc, chắc hẳn không thể nào quên những cuốn sách bắt mắt, in màu đẹp tuyệt thơm mùi mực được kèm theo trong mỗi hộp đựng cartridge có in dòng chữ Seal of Quality của Nintendo. Lúc nhỏ tôi rất thích mở sách ra xem dù không hiểu trong đó viết gì. Thật tiếc…
Sau cuối, Namco Museum Archives Volume 1 và Volume 2 mang đến những trải nghiệm retro khá thú vị, giống như bạn đi ngược thời gian để tìm hiểu về lịch sử của trò chơi điện tử vậy. Cụ thể ở đây là thập niên 80 với những cái tên làm nên danh tiếng của Namco ngày xưa. Nếu là người chơi thích hoài cổ, đây chắc chắn là những bộ sưu tầm mà bạn không muốn bỏ qua, nhất là nó còn có những tựa game chưa từng được chuyển ngữ chính thức, cùng hai “siêu phẩm” Pac-Man Championship Edition và Gaplus. Không yêu xin đừng nói lời đắng cay.
Trang chủ:
https://go88.mobi/