Claybook là một “trải nghiệm đất sét” khá độc đáo và hấp dẫn nhưng có hơi kén đối với những người chơi nào không giỏi về cơ chế vật lý. Tuy nhiên, trò chơi khá thiếu nội dung được xây dựng ban đầu mà chủ yếu phụ thuộc vào lượng nội dung do người chơi tự sáng tạo và chia sẻ với nhau, dễ tạo cảm giác thiếu đầu tư dù thực tế ngược lại. Nhà phát triển đã xây dựng một nền tảng rất vững chắc cho game, tận dụng thế mạnh cộng đồng trong việc sáng tạo nội dung và có tiềm năng mang đến giá trị chơi lại cao cho trò chơi. Vấn đề lớn nhất hiện nay là cộng đồng này chưa đủ mạnh để tạo được điều này và có thể sẽ là một điểm trừ rất lớn cho game nếu tình hình này không sớm thay đổi.
Claybook có một hệ thống vật lý rất giống đời thật. Điều này cũng đồng nghĩa là người chơi phải tìm các giải pháp để thực hiện yêu cầu của màn chơi dựa trên các cơ chế vật lý và điều đó không hề đơn giản. Các nhiệm vụ này trải dài từ việc phá hủy một môi trường đất sét cho tới việc châm nước vào một khu vực theo yêu cầu của nhiệm vụ. Trò chơi không hạn chế thời gian hoàn thành mục tiêu qua màn, nhưng có sử dụng thời gian để lập bảng xếp hạng giữa những người chơi trên khắp thế giới. Tuy nhiên, game không trừng phạt người chơi khi bạn thất bại là một điểm cộng không nhỏ trong trải nghiệm. Thậm chí, bạn có thể quay ngược thời gian trước một sai lầm nào đó để “khắc phục sự cố”.
Thế giới đất sét của Claybook được nhà phát triển nhào nặn khá đẹp và ấn tượng, tạo cảm giác khác biệt rõ nét so với những tựa game khác trên thị trường. Môi trường màn chơi mang cảm giác như được nhào nặn bằng đất sét thật sự chứ không chỉ là những hình dựng bằng đồ họa 3D. Điều thú vị là trò chơi còn có cả tùy chọn theo dõi tốc độ khung hình trong trải nghiệm, điều mà tôi hiếm thấy trong những tựa game trên Nintendo Switch. Tuy nhiên, cơ chế vật lý trong game có thể là một nỗi ám ảnh với những ai vốn không giỏi môn vật lý khi còn học những năm đèn sách ở ghế nhà trường. Điều này khiến tôi không rõ lắm đối tượng người chơi mà game hướng đến là ai. Trừ khi chơi cùng con, tôi không nghĩ có “người lớn” nào đến giờ vẫn thích chơi nặn đất sét.
Bên cạnh đồ họa đất sét, Claybook còn khiến tôi ấn tượng với phần soundtrack được sáng tác đầy những giai điệu cuốn hút, nhẹ nhàng mà rất thư giãn, mang đến cảm giác hào hứng và thoải mái trong suốt trải nghiệm. Đáng tiếc là các yêu cầu nhiệm vụ trong màn chơi lại không tạo được cảm giác tương xứng, khiến tôi mang cảm giác trái chiều trong trải nghiệm. Ngay cả ở khía cạnh tốc độ khung hình cũng gây cho tôi ấn tượng không nhỏ. Trò chơi vận hành khá mượt mà với tốc độ khung hình ổn định 30fps ngay cả trong mọi tình huống “biểu diễn” mà bạn có thể nghĩ ra trong trải nghiệm. Đây là điểm cộng rất lớn cho game.
Xem thêm:
http://betpoker888.mangadou.net/top-bai/xenon-racer-review
Thế nhưng, vấn đề lớn nhất của Claybook có lẽ là trải nghiệm càng về sau càng nặng tính lặp lại và khá thiếu chiều sâu lẫn nội dung. Đây là một điều khá đáng tiếc so với thiết kế màn chơi ấn tượng và cơ chế vật lý độc đáo rất giống ngoài đời thật của trò chơi. Nhà phát triển có xu hướng thiên về các màn chơi mà cộng đồng người chơi tự xây dựng và chia sẻ với nhau cross-platform giữa các nền tảng mà game phát hành. Tuy yếu tố này không mới, nhưng vẫn mang chút cảm giác đáng tiếc khi nhà phát triển đã xây dựng khá kỳ công đầy đủ những thứ cần thiết để mang đến một trải nghiệm chính hấp dẫn, nhưng lại quyết định phụ thuộc vào nội dung do người chơi sáng tạo nên hơn.
Một điểm trừ khác của trò chơi là phần tạo màn chơi không có hướng dẫn, gây không ít khó khăn với những ai lần đầu sáng tạo. Tự khám phá trong trường hợp này dễ khiến bạn nản lòng hơn là hào hứng và háo hức. Chưa kể, cỡ chữ phụ đề trong game khá nhỏ ở chế độ handheld khiến tôi rất khó đọc, thường phải để sát mắt mới đọc được. Nhưng nếu không đọc thì không được giải thích các cơ chế gameplay, dễ biến trải nghiệm thành một cơn ác mộng nếu bạn tự mày mò trong môi trường màn chơi. Mặc dù vấn đề này có thể giải quyết bằng cách gắn dock xuất hình ra tivi để trải nghiệm, nhưng lại vô tình làm hạn chế khả năng trải nghiệm cơ động vốn là điểm mạnh trên Nintendo Switch.
Trang chủ:
https://go88.blog